Khách hàng muốn nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị cầm tay hay cơ khí từ Trung Quốc chẳng hạn được chào giá: CIF và FOB???
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua ba khía cạnh chính để hiểu hơn về sự khác nhau khi nhập khẩu với giá CIF & giá FOB:
1. CHI PHÍ
MUA FOB:
NB vận chuyển hàng ra cảng, làm thủ tục thông quan hàng hóa, trả các chi phí LCC đầu nước xuất khẩu => Chịu toàn bộ trách nhiệm và chi phí cho đến khi hàng được xếp lên tàu
NM sẽ chịu tiền cước biển + toàn bộ chi phí & thủ tục để đưa hàng từ cảng về kho
MUA CIF:
NB vận chuyển hàng từ cảng TQ-VN, NM chỉ cần trả chi phí từ cảng đến kho
=> Sự khác nhau ở đây là NGƯỜI CHỊU PHÍ CƯỚC VẬN CHUYỂN
2, RỦI RO
Trách nhiệm của mua FOB & CIF được xem là như nhau (VD: tình hình thời tiết, cước biển thay đổi hay đắm tàu làm hư hỏng và thiệt hại hàng hóa, bản thân NM đứng ra xử lý và chịu trách nhiệm về thất thoát của hàng hóa
3. TÍNH CHỦ ĐỘNG
Người trả cước vận chuyển sẽ có tính chủ động cao hơn
MUA CIF: NB sẽ tìm FWDer vận chuyển (để ưu tiên tiết kiệm chi phí chọn giá thấp nhiều hãng tàu, nhiều lịch tàu tùy vào mức giá khác nhau (tùy service, hành trình, vỏ cont), thay vì đi thẳng có thể transit qua vài cảng khác nhau để gom hàng có thể dẫn đến thời gian vận chuyển, chất lượng hàng hóa ảnh hưởng, có thể phát sinh chi phí sửa chữa; phí LCC của mỗi hãng tàu là khác nhau, chịu chi phí LCC cao hơn hay phát sinh DEM/DET (Lưu cont, lưu bãi, lưu kho)=> không chủ động book cước, phụ thuộc vào NB
Một điểm nữa là thanh toán quốc tế: Người book cước nắm rõ về đơn vị FWDer, chủ động về thông tin, lịch trình, hỗ trợ thanh toán ở các loại hình bill (bill gốc hay bill surrended), vấn đề giữ hàng hay giam hàng khi 2 bên có mâu thuẫn nào đó.
Trong TH, mua CIF bên NB chọn giá rẻ, lịch trình dài, service không tốt, có vấn đề cần xử lý phải liên hệ với công ty FWDER nước ngoài -> gián đoạn, liên hệ qua nhiều bước, thông tin có thể sai lệch khi qua nhiều bên (đặc biệt là hàng LCL). Còn đối với hàng FCL chú ý: Vấn đề sửa chữa cont, vệ sinh cont, hư hỏng cont va đập khi nâng hạ nhiều.
MUA FOB: NM kiểm soát được tình hình, lịch tàu cũng như giá phù hợp, bên FWDer đầu VN=> được chủ động lựa chọn
Mỗi term sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, mọi người có thể cân nhắc tùy vào thực tế lô hàng và nhà cung cấp để đưa ra chọn lựa phù hợp nhất, cá nhân mình xin chia sẻ một vài LỢI THẾ khi các doanh nghiệp nhập khẩu term FOB:
1. Chi phí & chủ động
Nếu mua CIF, NB phải thêm 1 bước kiểm tra giá, lựa chọn nhà vận chuyển và ứng tiền trả trước cho nhà vận chuyển => thường họ sẽ build up cước vận chuyển để xử lý các vấn đề này. Khi mua FOB, NM có quyền book cước, sẽ dễ dàng chọn giá cước tốt kèm thời gian vận chuyển hàng tối ưu đi thẳng, ít transit; lựa chọn hãng tàu, lịch tàu (thời gian, Dem-Dep, ít bị phát sinh chi phí sửa chữa container, nhờ FWDer xử lý)
2. Tối ưu thời gian & Linh hoạt
Khi book cước liên hệ công ty FDWer ở Việt Nam hỗ trợ và họ làm việc với bên nước xuất khẩu đều để cùng theo dõi lô hàng, họ có chuyên môn về xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ tối ưu và lợi ích về logistics. Khi troubles xảy ra trong quá trình vận chuyển, FWDer sẽ có các hướng giải quyết hợp lý, nhanh gọn lẹ.
Nếu nhập FOB, NM có thể lựa chọn công ty FWDER uy tín, chuẩn chỉ, có đội ngũ chuyên nghiệp, cập nhật thông tin và quy trình rõ ràng. FWDer có thể hỗ trợ check tên khai hàng, số lượng, khối lượng,.. cho kịp lịch trình và xác nhận được tình trạng delay hàng & NCC. Khi xuất hiện troubles, có thể xử lý mà nắm bắt được thông tin dễ dàng hơn.
Còn nếu trong trường hợp DN muốn nhập CIF: cần đưa phương án vận chuyển cho NM, yêu cầu NM consign hàng về cho bên FWDer bên đầu VN, theo dõi lịch trình và cùng nắm bắt tình hình lô hàng.
**Qua đây, doanh nghiệp có thấy nhận thấy được lợi thế của về giá CIF và giá FOB và hi vọng sẽ giúp mọi người lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp. Bên cạnh hình thức giao hàng, đơn vị Forwarder vận chuyển hàng đường biển cũng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, cá nhân, doanh nghiệp cần lựa chọn những đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin vận chuyển.